SEO Onpage là gì? Top 30 checklist SEO Onpage từ cơ bản đến nâng cao 2023
SEO Onpage là công đoạn thiết yếu mà các SEOer phải nắm vững và thực hiện đầu tiên. Nếu nắm vững kiến thức SEO Onpage nó sẽ là nền tảng vững chắc để các bạn phát triển học hỏi thêm về SEO Offpage và những thứ khác. Vậy SEO Onpage là gì và làm SEO Onpage cần làm những gì? Các bạn cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nha.
MỤC LỤC BÀI VIẾT
1. SEO Onpage là gì?
SEO Onpage là hoạt động tối ưu hóa trang web ngay trên chính website đó để chúng trở nên thân thiện với công cụ tìm kiếm và trang web được xếp hạng cao hơn. Các hoạt động SEO Onpage thường tập trung vào tối ưu URL, Title, Meta, Internal Link… Chúng sẽ tập trung vào hai yếu tố chính là tối ưu về mặt kỹ thuật và mặt nội dung.
2. Tầm quan trọng của SEO Onpage
SEO Onpage là nền tảng để bạn triển khai SEO Offpage, một khi triển khai Onpage hiệu quả thì website của bạn sẽ có một nền móng SEO vững chắc và nội lực mạnh để cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường.
Ngoài ra, hoạt động SEO Onpage là thứ bạn có thể kiểm soát được cũng như chi phí triển khai sẽ thấp hơn rất nhiều so với triển khai SEO Offpage.
3. Top 6 công cụ hỗ trợ SEO Onpage
Dưới đây là danh sách 6 công cụ hỗ trợ SEO Onpage hiệu quả mà đội ngũ mình sử dụng để tối ưu SEO.
3.1 SEO Quake
SEO Quake là một tiện ích miễn phí của Google Chrome cung cấp thông tin về SEO cho các trang web. SEO Quake có thể được sử dụng để kiểm tra các yếu tố SEO on-page và off-page, như thẻ Title, keyword density, internal link, backlink, pagespeed… Điểm đặc biệt là nó được tích hợp trong Chrome Extension bạn có thể dễ dàng sử dụng và kiểm tra SEO cả đối thủ.
3.2 Screaming Frog
Screaming Frog là công cụ kiểm tra SEO về mặt kỹ thuật mạnh mẽ như kiểm tra thẻ HTTP, Canonical URL, Low content, 404 page…Nó sẽ là công cụ đắc lực giúp bạn loại bỏ những lỗi sai kỹ thuật mà website đang gặp phải. Từ đó thứ hạng website sẽ được cải thiện đáng kể.
3.3 RankMath SEO
Phải nói rằng RankMath SEO là công cụ SEO Onpage mạnh mẽ mà các SEOer cần phải trang bị để tối ưu website một cách chuẩn chỉnh nhất. Các tính năng cơ bản của Rank Math sẽ giúp bạn tối ưu bài viết chuẩn SEO.
Với phiên bản Rank Math SEO Pro sẽ được trang bị tính năng tối ưu nâng cao như khai báo Schema, Local Business, tối ưu hình ảnh, AMP, khai báo sitemap, hỗ trợ index site,…
3.4 SEO Surfer
Surfer SEO cung cấp các tính năng giúp bạn kiểm tra các tiêu chí của content ảnh hưởng đến SEO, bao gồm độ dài bài viết, thẻ meta, tiêu đề, hình ảnh trong bài, tốc độ tải trang,…Bạn sẽ tìm được những lỗi về mặt content, những thiếu sót của content và có thể chuẩn hóa lại.
Surfer SEO có ba gói trả phí: gói thường (49,2$/ tháng), gói Pro (82,5$/ tháng) và gói Business (165,8$/ tháng). Nó cũng cung cấp phiên bản dùng thử trong 7 ngày, nhưng bạn phải trả thêm phí 1$ thì mới sử dụng được.
3.5 Website Auditor
Website Auditor là một công cụ SEO toàn diện giúp bạn tối ưu hóa trang web của mình cho các công cụ tìm kiếm. Công cụ này cung cấp nhiều tính năng như tìm ra link hỏng, các yếu tố HTML cần tối ưu, cấu trúc website và các vấn đề tải trang.
3.6 Schema Pro
Plugin Schema Pro là một plugin WordPress giúp bạn thêm dữ liệu có cấu trúc (SEO Onpage nâng cao) vào trang web của mình giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung của trang web của bạn và website có thể xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm.
4. 30 checklist SEO Onpage cơ bản đến nâng cao 2023
4.1 Title
Thẻ Title là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong SEO. Nó là tiêu đề của trang web hoặc bài đăng trên blog và được hiển thị trong kết quả tìm kiếm của Google (SERPs). Nó có công dụng thu hút người dùng nhấp vào website và đọc nội dung trang web. Một thẻ title càng tốt sẽ thu hút càng nhiều người dùng vì thế bạn cần phải tối ưu nó.
Một thẻ Title tốt sẽ mô tả chính xác nội dung của bài đăng, bao gồm các từ khóa và cụm từ mà người dùng có thể tìm kiếm một cách ngắn gọn và thu hút.
4.2 URL
URL cũng là tiêu chí để công cụ tìm kiếm đánh giá và lập chỉ mục cũng như xếp hạng trang web của bạn trong kết quả tìm kiếm. Vì thế cần tối ưu URL một cách hợp lý. Những tiêu chí có thể kể đến như URL cần ngắn gọn (không quá 100 ký tự), mô tả được nội dung chính trang web cũng như có chứa từ khóa bạn cần triển khai SEO. Đặc biệt là từ ngữ nên liên kết với nhau bằng dấu gạch ngang.
Ví dụ:
Đội ngũ chúng mình đang triển khai SEO từ khóa “dịch vụ SEO Cần Thơ”
Vậy một URL hợp lý sẽ là: https://websitecantho.vn/dich-vu-seo-can-tho/
4.3 Robot.txt
File robots.txt là một tệp văn bản đơn giản nằm trong thư mục gốc của trang web của bạn. Nó được sử dụng để chỉ định cho các công cụ tìm kiếm những trang nào trên trang web của bạn có thể thu thập dữ liệu và lập chỉ mục.
Một đoạn code robots.txt chuẩn sẽ bao gồm các lệnh cho phép và cấm các công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu và lập chỉ mục trang web của bạn. Dưới đây là đoạn code robot.txt tham khảo:
- User-agent: *
- Disallow: /
- Disallow: /wp-admin/
- Disallow: /feed/
- Disallow: /images/ten-file-hinh.JPG
- Allow: /wp-admin/admin-ajax.php
4.4 Tốc độ tải trang
Tốc độ tải trang cực kỳ quan trọng trong trải nghiệm người dùng và được Google cho vào những tiêu chí quan trọng trong Technical SEO để xếp hạng trang web. Những trang web có tốc độ tải trang nhanh sẽ có thứ hạng tốt và được Google tin tưởng hơn.
Bạn có thể sử dụng Google Page Speed Insight để kiểm tra tốc độ tải trang của mình, link truy cập tại đây.
Nếu tốc độ tải trang của bạn nằm ở mức <30 thì nó đang ở mức đáng báo động, bạn cần tối ưu tốc độ tải trang dựa trên 3 yếu tố chính: First Contentful Paint, Largest Contentful Paint và Cumulative Layout Shift.
Bạn cần thực hiện các bước sau để tối ưu tốc độ load website:
- Sử dụng hình ảnh có kích thước hợp lý.
- Compress các file CSS và JavaScript.
- Sử dụng CDN (Content Delivery Network).
- Tối ưu hóa database.
- Sử dụng cache.
- Chuyển sang hosting tốt hơn.
Thật may cho bạn vì trình quản lý WordPress hiện có rất nhiều plugin hỗ trợ cải thiện tốc độ tải trang nhanh chóng, dễ dàng mà không cần biết code. Bạn có thể tham khảo plugin WP Rocket để tối ưu CSS, JavaScript và Cache. Đồng thời thêm plugin nén ảnh thành .webp để tối ưu bộ nhớ website.
4.5 Mobile Friendly
Mobile friendly là rất quan trọng vì ngày càng có nhiều người truy cập internet bằng các thiết bị di động. Theo một báo cáo của Statista, vào năm 2023, có hơn 5,4 tỷ người dùng internet trên toàn thế giới, trong đó hơn 4,6 tỷ người sử dụng các thiết bị di động để truy cập internet. Vì vậy một website chuẩn SEO được tối ưu Mobile Friendly sẽ được nhiều điểm cộng từ Google.
Nếu trang web của bạn không mobile friendly, bạn sẽ mất một lượng lớn khách truy cập tiềm năng. Ngoài ra, Google cũng ưu tiên các trang web mobile friendly trong kết quả tìm kiếm trên thiết bị di động. Vì thế, bạn cần tối ưu Mobile Friendly để tăng thứ hạng website.
4.6 Domain
Một tên miền ngắn gọn và dễ nhớ sẽ giúp người dùng dễ dàng nhớ và truy cập trang web của bạn. Ngoài ra, chọn tên miền có liên quan đến nội dung của trang web của bạn sẽ giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung của trang web và xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm.
Ví dụ: Khách hàng cần mua điện thoại cũ, họ sẽ nhập vào ô tìm kiếm “điện thoại cũ” thì bạn nên chọn tên miền “dienthoaicu.com” sẽ tốt hơn so với tên miền “xyz.com”
4.7 Ảnh
Tối ưu ảnh cũng quan trọng không kém trong việc tối ưu SEO Onpage và đơn giản là hãy nén ảnh với dung lượng nhỏ, thường một ảnh tốt sẽ được nén khoảng 100 – 200 KB mà không bị bể ảnh.
Ngoài ra, để tăng điểm SEO bạn cần sử dụng thẻ mô tả, tối ưu tiêu đề ảnh, nội dung ảnh để Google nhận diện hình ảnh.
Bạn còn có thể áp dụng kỹ thuật tối ưu ảnh nâng cao như chèn logo web vào ảnh để tạo sự độc nhất và Google nhận diện website. Hơn nữa, bạn cần tối ưu từng thẻ ảnh trong phần Details để SEO tốt hơn.
4.8 Thẻ Canonical
Thẻ canonical là một thẻ HTML được sử dụng để chỉ định phiên bản “chuẩn” hoặc “ưu tiên” của một trang web. Thẻ này rất quan trọng để tránh các vấn đề về trùng lặp nội dung và tránh bị ăn điểm trừ SEO từ công cụ tìm kiếm.
Ví dụ: Với bài viết “SEO Onpage là gì” sẽ có URL là
https://websitecantho.vn/seo-onpage-la-gi/
Sau khi sử dụng Table Of Content với hơn 30 H2; H3 thì website sẽ có thêm rất nhiều đường link cùng một nội dung có dạng:
/seo-onpage-la-gi/seo-onpage-la-gi/
/seo-onpage-la-gi/tam-quan-trong-cua-seo-onpage/
/seo-onpage-la-gi/top-6-cong-cu-ho-tro-seo-onpage/
…
Với những đường link này đều cùng một bài viết nhưng công cụ tìm kiếm sẽ hiểu rằng đó là những bài viết khác nhau với nội dung bị trùng lặp. Do đó bạn sẽ ăn điểm trừ từ các công cụ tìm kiếm. Do đó bạn cần khai báo thẻ Canonical cho bài viết, trang web.
Để sử dụng thẻ canonical, bạn cần thêm thẻ vào phần đầu của trang web của mình. Thẻ có định dạng như sau:
4.9 Breadcrumbs
Breadcrumb là một thanh điều hướng hiển thị vị trí hiện tại của người dùng trên trang web.Breadcrumb có thể giúp người dùng dễ dàng tìm thấy thông tin họ đang tìm kiếm và cũng có thể giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về cấu trúc của trang web của bạn.
4.10 Schema Markup
Schema markup là một loại đánh dấu HTML được sử dụng để cung cấp thêm thông tin về nội dung của trang web cho các công cụ tìm kiếm. Schema markup có thể giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung của trang web của bạn và xếp hạng chúng tốt hơn.
Để hiểu rõ hơn về Schema là gì và cách chèn Schema thế nào mời bạn xem bài viết tại đây.
4.11 Favicon Icon
Favicon là một biểu tượng nhỏ được hiển thị trên thanh địa chỉ và tab của trình duyệt web. Nó giúp người dùng dễ dàng xác định và phân biệt các trang web khác nhau bởi giúp tăng độ nhận diện thương hiệu, tăng độ tin cậy và tạo sự khác biệt cho website của bạn.
4.12 Comment
Các comment có thể giúp Google hiểu nội dung của trang web của bạn và xác định xem nó có hữu ích cho người dùng hay không. Các comment cũng có thể giúp tăng thứ hạng của website trong kết quả tìm kiếm. Vì thế hãy tạo nội dung thu hút, chất lượng để có những bình luận tích cực bạn nhé.
4.13 Internal link
Internal Link là phần rất quan trọng trong trang web bởi Google hiểu và nhận diện được website thông qua các đường “link” nội bộ với nhau. Internal Link có vai trò truyền sức mạnh giữa các trang và điều hướng người dùng, từ đó tăng “time on site” sẽ giúp cải thiện điểm SEO trên các công cụ tìm kiếm. Vì thế hãy tối ưu Internal Link đến các bài viết, chủ đề có liên quan mà bạn nghĩ người dùng muốn đọc và hữu ích cho họ, thứ hạng website sẽ cải thiện đáng kể.
4.14 Meta description
Meta Description là đoạn văn ngắn mô tả sơ lược nội dung bài viết, trang web với độ dài tối đa khoảng 160 ký tự. Nó được hiển thị trong kết quả tìm kiếm của Google và các công cụ tìm kiếm khác. Meta Description có thể giúp người dùng hiểu nội dung của trang web và quyết định xem có nhấp vào liên kết hay không. Một đoạn Meta Description tốt sẽ tăng tỷ lệ CTR và thu hút nhiều khách hàng tiềm năng.
Ví dụ, bạn hãy so sánh hai đoạn Meta Description về SEO Onpage dưới đây:
Meta Description: SEO Onpage là việc cải thiện thứ hạng trang web trên các công cụ tìm kiếm bằng các hành động tối ưu trên website…
Meta Description: SEO Onpage là gì? Top 30 Checklist cải thiện SEO Onpage thống trị thứ hạng Google bền vững và gia tăng trăm đơn hàng từ SEO Onpage.
Bạn thấy đoạn nào sẽ thu hút hơn? Chắc hẳn là đoạn thứ hai. Bài học rút ra ở đây là hãy cho người dùng biết họ đạt được những gì sau khi đọc đoạn mô tả này và kết hợp thêm một số yếu tố tính từ cảm xúc để chúng hấp dẫn hơn.
4.15 Call Button và Live Chat
Nút Call Button và Live Chat ít được đề cập tới nhưng nó không chỉ tăng điểm SEO bởi tăng độ tương tác người dùng, tối ưu trải nghiệm người dùng và một khi họ đã chat với bạn thì “time on site” sẽ tăng lên đáng kể. Plugin mình thường sử dụng là Quick Call Button và Tawk To Live Chat.
4.16 HTTPs
HTTPs là một yếu tố quan trọng trong SEO vì nó giúp Google hiểu rằng trang web của bạn đáng tin cậy và an toàn. Google thường xếp hạng các trang web sử dụng HTTPs cao hơn các trang web không sử dụng HTTPs.
Ngoài ra, HTTPs cũng giúp cải thiện trải nghiệm người dùng trên trang web của bạn. Họ sẽ cảm thấy an toàn hơn khi truy cập các trang web sử dụng HTTPs và có nhiều khả năng ở lại lâu hơn và thực hiện các hành động như mua hàng hoặc để lại thông tin liên hệ.
Để cài SSL cho website bạn có thể nhờ kỹ thuật bên hosting hỗ trợ (nếu có) hoặc mua dịch vụ SSL (thường sẽ có ở nhà cung cấp domain) hoặc có thể cài plugin Auto SSL Certificate.
4.17 Broken Link
Broken link là các liên kết trên trang web của bạn dẫn đến các trang không tồn tại hoặc đã bị xóa. Broken link có thể làm giảm trải nghiệm người dùng và Google sẽ giảm thứ hạng trang web. Do đó, bạn cần sử dụng một số công cụ kiểm tra broken link miễn phí như Google Search Console, Bing Webmaster Tools và Broken Link Checker…Để tìm ra các liên kết bị hỏng và xóa chúng hoặc thay thế bằng một link khác.
4.18 Redirect 301 và 302
Redirect 301 và 302 là hai trong số các mã trạng thái HTTP phổ biến nhất được sử dụng trong SEO. Chúng cho phép bạn chuyển hướng người dùng và công cụ tìm kiếm từ một trang web hoặc URL cũ sang một trang web hoặc URL mới.
Nếu bạn đang thay đổi URL của trang web của mình, bạn nên sử dụng redirect 301 để chuyển hướng người dùng và công cụ tìm kiếm đến trang web hoặc URL mới. Điều này sẽ giúp bạn duy trì thứ hạng trang web và lưu lượng truy cập của mình.
4.19 HTML; CSS; JavaScript
HTML, CSS và JavaScript là ba ngôn ngữ lập trình chính được sử dụng để tạo các trang web. Việc tối ưu hóa HTML, CSS và JavaScript có thể giúp cải thiện hiệu suất SEO, tốc độ tải trang của website. Đối với một người không chuyên như mình thì mình sẽ sử dụng các plugin tối ưu CSS và JavaScript như WP Rocket, nó cho phép tính năng tự động Minify CSS File, Optimize CSS Delivery, Minify JavaScript File và Load JavaScript Deferred làm cải thiện đáng kể tốc độ tải trang.
4.20 AMP
AMP (Accelerated Mobile Pages) là một dự án mã nguồn mở của Google nhằm tạo ra các trang web di động tải nhanh hơn. Google đã công bố rằng họ sẽ ưu tiên các trang web AMP trong kết quả tìm kiếm trên thiết bị di động, điều này có nghĩa là trang web của bạn có nhiều khả năng xuất hiện ở đầu kết quả tìm kiếm khi người dùng tìm kiếm các từ khóa liên quan đến trang web của bạn trên thiết bị di động.
Các trang web AMP tải nhanh hơn, điều này có thể giúp người dùng có trải nghiệm tốt hơn khi truy cập trang web của bạn trên thiết bị di động. Để cài được AMP bạn chỉ cần cài plugin AMP tương thích với phiên bản WordPress của bạn.
4.21 Index
Điều đầu tiên bạn cần nắm là “mở index website” có nghĩa là cho phép các công cụ tìm kiếm lập chỉ mục trang web của bạn. Đây là điều tiên quyết nếu bạn muốn website của mình xuất hiện trên Google.
Yếu tố thứ hai là bạn hãy sử dụng Google Search Console để khai báo những URL bài viết mới để Google cập nhật nhanh chóng những thông tin mới nhất từ website, tần suất Index URL đều đặn, thường xuyên sẽ giúp bạn tăng điểm SEO đối với công cụ tìm kiếm.
Cần lưu ý rằng, tùy mục đích SEO mà bạn cho phép index các loại trang khác nhau trên website. Thông thường bạn sẽ không cho phép Index phần chuyên mục, danh mục sản phẩm mà sẽ triển khai SEO những trang thông tin, sản phẩm, trang dịch vụ. Tuy nhiên, nếu bạn muốn triển khai tối ưu SEO các trang danh mục, tin tức thì hãy tối ưu chúng và mở lên nhé.
4.22 Bộ lọc thanh tìm kiếm
Bộ lọc tìm kiếm trên website là một tính năng giúp người dùng có thể tìm kiếm thông tin trên website một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Từ đó tăng trải nghiệm người dùng trên trang.
Tính năng bộ lọc sẽ cực kỳ quan trọng đối với các trang thương mại điện tử, bán hàng với nhiều thương hiệu, mẫu mã, tính năng,… Nó sẽ giúp cải thiện tính UX/UI của trang web, từ đó cũng tăng thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm lên đáng kể.
4.23 TOC (Table Of Content)
Table of Content (TOC) là một danh sách các tiêu đề và tiểu tiêu đề của một bài viết. Nó giúp người dùng có thể dễ dàng tìm thấy thông tin họ cần trong bài viết. Điều này sẽ góp phần làm thỏa mãn ý định tìm kiếm của người dùng và khiến Google nhận diện và gia tăng thứ hạng SEO đáng kể.
4.24 Readability
Tối ưu Readability tức là tối ưu khả năng đọc của nội dung trên website. Nội dung càng dễ đọc sẽ khiến người dùng ở lại trên site càng lâu và từ đó tăng tính trải nghiệm người dùng và thứ hạng từ khóa lên đáng kể.
Một số mẹo nhỏ để tối ưu Readability đó là đừng viết câu quá dài nếu không cần thiết, hãy chia làm nhiều câu, hãy xuống hàng nếu có thể sẽ khiến người đọc cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các đánh dấu dạng list, đánh số,… Để người dùng có thể dễ dàng đọc bài viết.
4.25 Tính chuyên sâu của content
Khi bạn tạo được bài viết với nội dung chuyên sâu, khách hàng sẽ có xu hướng tin tưởng bạn hơn và xem bạn là một chuyên gia trong lĩnh vực. Từ đó họ có khả năng mua hàng trên trang web của bạn cao hơn.
Đối với các công cụ tìm kiếm sẽ đánh giá rất cao những bài viết có nội dung chuyên sâu, đề cập đầy đủ chi tiết những khía cạnh của một chủ đề bài viết. Từ đó, khả năng lên top từ khóa của bạn sẽ cao.
4.26 Feature Snippet
Feature Snippet là một phần của kết quả tìm kiếm của Google, hiển thị ngay bên dưới tiêu đề của trang web và cung cấp một câu trả lời ngắn gọn cho truy vấn của người dùng. Đây sẽ là xu hướng SEO sắp tới của công cụ tìm kiếm mà các SEOer hay gọi là Top 0. Để tối ưu Feature Snippet bạn có thể sử dụng Schema (dữ liệu có cấu trúc) khai báo cho các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về chủ đề bài viết. Nếu bạn chưa biết Schema là gì thì hãy xem bài viết dưới đây.
4.27 Social Share
Tích hợp Social Share trên website cũng giúp gia tăng tín hiệu người dùng đối với công cụ tìm kiếm và là yếu tố SEO Onpage quan trọng, từ đó bạn có thể xếp hạng cao hơn trên trang kết quả tìm kiếm. Ngoài ra bạn nên tạo nhiều mạng xã hội và hoạt động liên tục để tạo nên một thực thể, Entity và website bạn sẽ được xếp hạng cao hơn.
4.28 Semantic keyword
Sử dụng Semantic Keyword thuộc yếu tố tối ưu SEO Onpage nâng cao nhằm giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn nội dung và chủ đề bài viết bằng cách chèn vào các “từ khóa ngữ nghĩa” nằm trong bộ thông tin lưu trữ của Google. Từ đó sẽ tăng điểm SEO đáng kể.
Thông thường để tìm ra từ khóa ngữ nghĩa của một chủ đề nào đó, mình sẽ sử dụng Wikipedia và Textrazor để phân tích và chèn chúng vào bài viết.
4.29 Blockquote
Blockquote là một thành phần HTML được sử dụng để trích dẫn văn bản từ một nguồn khác. Blockquote thường được sử dụng để làm nổi bật văn bản quan trọng hoặc để cung cấp thông tin từ một nguồn uy tín và Google cũng tin tưởng những thông tin được trích dẫn nguồn.
4.30 Video
Video là một cách tuyệt vời để tăng chất lượng nội dung trên website của bạn, tối ưu Onpage SEO và thu hút nhiều khách truy cập hơn. Video sẽ làm thỏa mãn người dùng tốt hơn và tăng “time on site” nếu khách hàng nhấp vào xem video. Đây cũng là một trong những yếu tố xếp hạng SEO của Google và bạn sẽ nổi bật hơn trong mắt đối thủ nếu chèn video vào website đúng cách.
Kiến thức SEO hữu ích:
Technical SEO là gì? Checklist 15+ tiêu chuẩn tối ưu Technical SEO hiệu quả 2023
Schema là gì? Top 3 cách chèn Schema vào website dễ dàng không cần code
Website chuẩn SEO là gì? Top 15 tiêu chí web chuẩn SEO nhất định phải có