Technical SEO là gì? Checklist 15+ tiêu chuẩn tối ưu Technical SEO hiệu quả 2023

Technical SEO

Technical SEO là thuật ngữ thường được các SEOer sử dụng và Technical SEO là bước đầu tiên trước khi triển khai SEO Offpage. Vậy, Technical SEO là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này nha.

1. Technical SEO là gì?

Technical SEO là một phần trong tối ưu Onpage SEO, được hiểu là tối ưu về mặt kỹ thuật, giúp cho công cụ tìm kiếm dễ dàng hiểu và lập chỉ mục website.

2. Tại sao Technical SEO lại quan trọng?

Technical SEO như tốc độ tải trang, sitemap, URL…Là một trong những yếu tố xếp hạng của các công cụ tìm kiếm và giúp chúng hiểu rõ hơn về website. Từ đó giúp thứ hạng website tăng cao hơn.

Tại sao Technical SEO lại quan trọng
Tại sao Technical SEO lại quan trọng

3. Hiểu về Crawling

Crawling là quá trình tìm kiếm và thu nhập thông tin của các công cụ tìm kiếm. Trong quá trình này, công cụ tìm kiếm sẽ gửi một con bọ (VD: Googlebot) để vào trang web và thu thập dữ liệu.

4. Hiểu về Indexing

Index hay Indexing là quá trình các công cụ tìm kiếm lưu trữ dữ liệu thông tin trên bộ máy của mình sau quá trình thu thập thông tin.

Crawling, Indexing và xếp hạngbước thiết yếu để trang web được xếp hạng trên công cụ tìm kiếm. Vì vậy, càng càng làm cho các công cụ dễ thu thập thông tin, khả năng xếp hạng trên các kết quả tìm kiếm càng cao.

>> Xem thêm: Dịch vụ SEO Cần Thơ

5. Checklist 15+ tiêu chí tối ưu Technical SEO

Bạn đã hiểu được Technical SEO là quan trọng, nhưng Technical SEO bao gồm những gì và cách thực hiện ra sao? Đội ngũ chúng mình đã tổng hợp 15+ checklist dưới đây và cách thực hiện chi tiết.

Top 15+ tiêu chuẩn tối ưu Technical SEO
Top 15+ tiêu chuẩn tối ưu Technical SEO

5.1 Sử dụng HTTPs

HTTPs (Hypertext Transfer Protocol Security) là một phương thức bảo mật truyền tải thông tin giữa người dùng và website. Google ưu tiên những trang web sử dụng HTTPs vì nó bảo mật thông tin người dùng và đảm bảo an toàn cho họ.

Có 3 cách chính để cài đặt HTTP thành HTTPs, mình sẽ hướng dẫn bạn 2 cách đơn giản và thực hiện được ngay.

Cách 1: Cài đặt SSL trong giao diện quản trị host Cpanel:

  • Vào trong Cpanel
  • Kéo đến phần Security, nhấp vào SSL/TLS status
  • Chọn site mà bạn muốn cài đặt SSL
  • Nhấp vào cài đặt và đợi khoảng 1 phút để hoàn tất.
Cài SSL trong Cpanel
Cài SSL trong Cpanel

Cách 2: Cài đặt SSL bằng plugin đơn giản.

  • Vào phần plugin và chọn cài mới
  • Trong cửa sổ tìm kiếm, nhập “Auto SSL”
  • Plugin Auto SSL sẽ hiện ra và nhấn vào cài đặt >> Kích hoạt và sử dụng.
Cài đặt SSL bằng Auto SSL plugin
Cài đặt SSL bằng Auto SSL plugin

Cách 3: Đăng ký tên miền cũ HTTP thành HTTPs

Mình thường không sử dụng cách này vì nó khá rắc rối và tốn nhiều thời gian cũng như không dành cho người không quá chuyên sâu về quản trị website.

5.2 Cho phép công cụ tìm kiếm Crawl và Index

Trước khi triển khai SEO Technical bạn nên đảm bảo rằng website đang cho phép công cụ tìm kiếm Crawl và Index site. Đây là bước thiết yếu trong Technical SEO, không có crawl thì sẽ không có thứ hạng nào cả trên kết quả tìm kiếm.

Đầu tiên, trong giao diện quản trị WordPress, vào phần: 

  • Cài đặt >> Đọc >> Ngăn không cho công cụ tìm kiếm lập chỉ mục website

Bạn cần đảm bảo rằng không có dấu check ở đó để Google có thể lập chỉ mục trang web.

Mở index cho các công cụ tìm kiếm
Mở index cho các công cụ tìm kiếm
Cho phép công cụ tìm kiếm lập chỉ mục
Cho phép công cụ tìm kiếm lập chỉ mục

Thứ hai, sử dụng sitemap chuẩn.

Sitemap được hiểu là sơ đồ trang web, việc khai báo sitemap sẽ giúp công cụ tìm kiếm hiểu về cấu trúc website và dễ dàng thu thập dữ liệu từ website. Nếu bạn không rành về viết một sitemap thế nào, bạn có thể sử dụng plugin Rank Math SEO, nó sẽ tích hợp tất cả những thứ bạn cần về SEO Technical mà không cần phải code.

Robot.txt cũng rất quan trọng vì đây là file thông báo với công cụ tìm kiếm (Google Bot) trang nào trên web của bạn chúng được phép vào, đọc và thu thập dữ liệu, trang nào không có. Cấu trúc một file robot.txt thường sẽ như sau:

  • User-agent: *
  • Disallow: /
  • Disallow: /wp-admin/
  • Disallow: /feed/
  • Disallow:  /images/ten-file-hinh.JPG
  • Allow: /wp-admin/admin-ajax.php

Nếu bạn không quá rành về robot.txt, bạn vẫn có thể dùng Rank Math SEO để khai báo giúp bạn.

5.3 Tốc độ tải trang

Google đã công bố tốc độ tải trang là một trong những yếu tố xếp hạng quan trọng trên trang web và nó được xếp vào mục quan trọng trong Technical SEO. Tốc độ tải trang ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng trên website, nó là thứ gây ấn tượng đầu tiên khi khách hàng truy cập vào trang web.

Nếu tốc độ tải trang của bạn >3s, đây là lúc bạn cần cải thiện tốc độ vì theo một nghiên cứu thời gian load website >3s thì khách hàng có xu hướng thoát ra. Ngược lại, nếu tốc độ tải trang của bạn rất nhanh (<1s) thì khách hàng sẽ cảm thấy website của bạn chuyên nghiệp, ấn tượng và xu hướng ở lại lâu hơn.

Tối ưu Technical SEO: Tốc độ tải trang
Tối ưu Technical SEO: Tốc độ tải trang

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ tải trang, Cần Thơ Web sẽ chia làm 3 yếu tố chính để bạn dễ phân biệt:

  • Hosting website
  • Tài nguyên website
  • Cách tối ưu website

Hosting website

Lựa chọn đơn vị cung cấp hosting là rất quan trọng vì hosting là nơi trực tiếp truyền tải dữ liệu website đến người dùng. Vì vậy, bạn nên lựa chọn hosting có cơ sở hạ tầng mạnh mẽ, chạy nhanh, mượt. Sử dụng các loại ổ SSD, NVMe hosting,… Sẽ giúp tốc độ tải trang của bạn tốt hơn. Ở thị trường Việt Nam, bạn có thể tham khảo các dịch vụ hosting chất lượng mà mình thường giới thiệu cho khách hàng như Azdigi, Inet.

Tài nguyên website

Website của bạn hiện sử dụng dung lượng là bao nhiêu GB rồi? Có nhiều file nặng không? Hãy thử kiểm tra website có nhiều plugin không còn sử dụng nữa, ảnh cũ trong Media đã lỗi thời, kích thước quá nặng >500Kb. Nếu có, hãy xóa chúng và nhờ quản trị hosting xóa các database không cần thiết. Tốc độ website sẽ cải thiện đáng kể.

Cách tối ưu website

Để tối ưu tốc độ tải trang, bạn nên xem xét 3 yếu tố chính: LCP; FCP; CLS. Đây là 3 yếu tố đánh giá tốc độ tải trang của Google, bạn có thể xem thêm tại đây.

Tối ưu tốc độ tải trang
Tối ưu tốc độ tải trang

Mình biết thật khó hiểu, nên mình sẽ hướng dẫn bạn những cách đơn giản sau đây để tối ưu chúng:

Nén CSS, JavaScript

  • Để nén CSS, JavaScript tối ưu, bạn không cần hiểu về code mà có thể sử dụng plugin. Đội ngũ Cần Thơ Web thường sử dụng WP Rocket để tối ưu vì plugin này có nhiều chức năng hơn bạn nghĩ.

Nén ảnh JPG; PNG >> Webp

  • Có nhiều plugin hiện có dùng để nén ảnh và đổi sang đuôi .Webp để kích thước ảnh giảm thiểu tối đa 

Sử dụng Lazy Load Image

  • Chức năng này sẽ giúp cải thiện tốc độ load đáng kể bởi khả năng tải ảnh chậm theo mức độ scroll của người dùng trên trang web.

5.4 Đảm bảo website thân thiện di động

5.5 Thêm dữ liệu có cấu trúc

Dữ liệu có cấu trúc hay còn gọi là Structured Data, được hiểu là một loại ngôn ngữ Google sử dụng để hiểu trang web của bạn. Một khi sử dụng ngôn ngữ này để khai báo sẽ giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ về trang web và có cơ hội xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm.

Schema là gì?
Schema là gì?

Thời gian gần đây các SEOer có phong trào sử dụng Schema khai báo, đó chính là dữ liệu có cấu trúc. Để hiểu rõ hơn về Schema là gì và cách sử dụng thế nào, bạn có thể xem bài viết này.

5.6 Thin Content và Duplicate Content

Content is king! Đây là câu slogan phổ biến của dân ngành marketing nói chung. Content là thứ cốt lõi trên website và là lý do khiến khách hàng đến website của bạn. Mình tin rằng một website có nội dung tốt, chất lượng, được người dùng đánh giá cao sẽ có thứ hạng tốt trên kết quả tìm kiếm.

Thin content ý nói đến những trang có nội dung ít, kém chất lượng hoặc nội dung rất ít. Duplicate content ý nói một website nhưng có nhiều trang trùng lặp với nội dung giống nhau. Hai lỗi chính về content này rất dễ bị Google Panda phạt và thường gặp phổ biến ở các bạn SEOer mới vào nghề mà chưa rành Technical SEO là gì.

Tối ưu Thin Content và Duplicate Content
Tối ưu Thin Content và Duplicate Content

Vậy hãy rà soát lại các trang có nội dung kém chất lượng, nội dung trùng lặp và sửa lỗi chúng. Công cụ mình thường sử dụng để kiểm tra SEO TechnicalScreaming Frog SEO Spider. Phải thực sự công nhận rằng đây là công cụ rất hữu ích trong việc Audit Technical SEO, sửa lỗi về content và tối ưu onpage.

Để tìm ra lỗi Low content, Duplicate content, bạn chỉ cần nhập “domain” website và con bọ sẽ cào lấy dữ liệu tất cả các trang trên website (bản miễn phí cào được tối đa 500 URL) và sẽ trả cho bạn kết quả tổng quan về SEO Onpage.

5.7 Sửa Broken Page

Broken Page là những trang bị lỗi hoặc không còn tồn tại trên website của bạn. Thường website sẽ hiển thị trang 404 khi truy cập vào broken page, cách giải quyết là hãy thêm nội dung cho đường dẫn này hoặc chuyển hướng 301 sang một trang mới.

5.8 Tối ưu Core Web Vitals

Core Web Vitals đã được Google công bố là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để xếp hạng trang web. Core Web Vitals trực tiếp ảnh hưởng đến tốc độ tải trang và trải nghiệm người dùng trên trang.Chúng bao gồm 3 thành phần chính:

  • Largest Contentful Paint (LCP): Thời gian mà một phần nội dung lớn nhất của trang (thường là hình ảnh, video hoặc văn bản) mất để hiển thị trên màn hình. Mục tiêu là dưới 2.5 giây.
  • First Input Delay (FID): Thời gian phản hồi của trang khi người dùng thực hiện hành động đầu tiên như nhấp chuột hoặc bấm phím. Mục tiêu là dưới 100ms.
  • Cumulative Layout Shift (CLS): Điểm số tổng hợp của các thay đổi vị trí phần tử trên trang trong suốt quá trình tải trang. Mục tiêu là dưới 0.1.

Dưới đây là một số cách để tối ưu Core Web Vitals:

  • Tối ưu hóa hình ảnh và phương tiện: Giảm kích thước của hình ảnh và video bằng cách sử dụng định dạng nén và tối ưu hóa chất lượng. Sử dụng các định dạng hình ảnh như WebP có thể giúp giảm dung lượng.
  • Sử dụng bộ nhớ cache: Sử dụng bộ nhớ cache để lưu trữ các tài nguyên trên trang web. Điều này giúp giảm thời gian tải trang cho người dùng đã truy cập trang trước đó.
  • Minify và nén mã nguồn: Loại bỏ dấu cách, dòng trống và ký tự không cần thiết khỏi mã nguồn để giảm dung lượng. Sử dụng công cụ nén mã nguồn và tối ưu hóa CSS và JavaScript.
  • Tối ưu hóa bố cục trang: Đảm bảo rằng bố cục trang được tải một cách tuần tự và không gây ra sự dịch chuyển không mong muốn (layout shift) khi trang tải.
  • Chọn một máy chủ tốt và tối ưu cơ sở dữ liệu: Đảm bảo máy chủ hoạt động tốt và có thời gian phản hồi nhanh. Tối ưu cơ sở dữ liệu để truy vấn nhanh chóng và hiệu quả.
  • Loại bỏ hoặc thay thế mã bất cứ: Loại bỏ mã không cần thiết hoặc không sử dụng để giảm tải trang.
  • Sử dụng lazy loading Image: Sử dụng kỹ thuật “lazy loading” để tải các hình ảnh và phương tiện chỉ khi cần thiết, giúp giảm thời gian tải trang ban đầu.

5.9 Thẻ Hreflang

Thẻ hreflang sẽ quan trọng trong Technical SEO khi triển khai đa ngôn ngữ. Nó được sử dụng để chỉ định phiên bản ngôn ngữ và vùng địa lý của một trang web, giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung của trang và định hướng người dùng đúng phiên bản phù hợp với ngôn ngữ và vùng của họ. 

Tối ưu thẻ Hreflang
Tối ưu thẻ Hreflang

5.10 Cấu trúc website (site structure)

Cấu trúc website được xem như là một xương sống của website, nó thể hiện cấu trúc, vị trí các trang, bài viết được sắp xếp theo trật tự nhất định và chúng được liên kết với nhau thông qua Internal Link.

Việc sắp xếp cấu trúc trang web một cách logic, hợp lý sẽ giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng lấy dữ liệu và lập chỉ mục trang web. Từ đó, thứ hạng website trên kết quả tìm kiếm cũng tốt hơn.

Cấu trúc website phổ biến thường sử dụng là Silo Page, hay cấu trúc phân tầng, mô hình này bao gồm một trang chủ (homepage) và các trang con bổ trợ nội dung cho trang chủ. Các trang con cũng được phân tầng bằng nhiều trang con và bài viết khác.

Tối ưu cấu trúc silo website
Tối ưu cấu trúc silo website

Để triển khai cấu trúc website theo mô hình này, bạn cần thực hiện các bước:

Bước 1. Nghiên cứu từ khóa

Đây là bước quan trọng nhất, bạn cần xác định được từ khóa chính mình đang muốn Ranking trên Google và tìm ra các từ khóa phụ, các topic con để bổ trợ cho từ khóa chính. Tìm ra bộ từ khóa toàn chủ đề, phân loại, gom nhóm thành các trang, bài viết.

Bước 2. Xây dựng cấu trúc phân tầng

Xây dựng cấu trúc website của bạn theo mô hình đã dự định, trong đó trang chủ thường sẽ là “money site” và được các subtopic bổ trợ để thúc đẩy lên hạng mạnh mẽ. Đồng thời các subtopic cũng được một loạt các bài viết con trỏ về để Ranking trên Google. Tốt hơn nữa bạn nên sử dụng các phantom keyword để các bài viết dễ Ranking, có traffic và sức mạnh góp phần thúc đẩy các subtopic và money site ranking tốt hơn.

Bước 3. Triển khai bài viết

Triển khai bài viết theo kế hoạch đã lên trước đó, theo thứ tự sẽ là các money site ưu tiên và dần phân tầng theo các subtopic và các bài viết phantom keyword.

Bước 4. Tối ưu Internal Link

Để Google hiểu được toàn bộ website của bạn và chủ đề mà bạn muốn Ranking, bạn cần liên kết các bài viết, trang bằng các internal link để Googlebot crawling và Index tất cả bài viết, trang một cách tổng thể. Từ đó cấu trúc silo hoàn thành và thứ hạng website của bạn sẽ tăng cao tổng thể.

5.11 Dùng Canonical URL

Thẻ Canonical (còn gọi là “rel=canonical”) là một đoạn mã thông báo với Google rằng đâu là URL chính sử dụng cho bài viết để hiển thị trên kết quả tìm kiếm.

SEO Onpage thẻ Canonicals
SEO Onpage thẻ Canonicals

Trên cùng một trang có thể có nhiều URL khác nhau. Ví dụ, khi bạn sử dụng Table Of Content bạn sẽ có nhiều URL trên cùng một bài viết.

Google sẽ không hiểu được các URL này thuộc cùng một trang mà sẽ hiểu đó là nhiều URL trên website của bạn với nội dung trùng lặp. Khả năng cao bạn sẽ bị lỗi duplicate content và bị Panda sớm thôi. Do đó, sử dụng thẻ “Rel=canonical” sẽ giúp bạn khai báo với Google rằng đâu là URL chính sử dụng cho trang của bạn.

Để dễ dàng thêm Canonical URL, bạn có thể cài Rank Math SEO, plugin này sẽ tích hợp rất nhiều chức năng để các SEOer không chuyên về code vẫn có thể sử dụng được.

5.12 Noindex Tag và Category Pages

Thường các thẻ Tag và danh mục sản phẩm sẽ chứa rất ít nội dung (số lượng chữ), nên các trang này thường sẽ bị lỗi Thin Content và Duplicate Content. Do đó, bạn không hề muốn những trang này được Index trên Google và một ngày nào đó Panda sẽ phạt bạn. Do đó, hãy để thẻ No-index trên các trang này.

Tuy nhiên, tùy vào dự án SEO mà các bạn nhận, có thể một lúc nào đó bạn sẽ phải SEO danh mục sản phẩm. Khi đó hãy thêm nội dung vào trang sản phẩm và tùy chỉnh để chúng trở nên đầy đủ nội dung và hữu ích hơn rồi mở thẻ index nhé.

5.13 Sơ đồ trang web (Sitemap)

Sơ đồ trang web (sitemap) là một biểu đồ hoặc danh sách thể hiện cấu trúc tổ chức của một trang web. Nó thường bao gồm tất cả các trang và nội dung chính của trang web liên kết với nhau bằng Internal Link. Mục đích của sơ đồ trang web là thể hiện một cái nhìn toàn cảnh về cách các trang và nội dung liên quan được tổ chức và kết nối với nhau. Việc khai báo sitemap.xml với Google sẽ giúp công cụ tìm kiếm này hiểu rõ hơn về cấu trúc website và tin tưởng trang web hơn. Vì vậy nó là phần quan trọng trong Technical SEO.

Khai báo sitemap

Khai báo sitemap
Khai báo sitemap

Để khai báo sitemap.xml, bạn cần làm những bước sau đây:

Bước 1. Sử dụng Robots.txt:

Trước hết, bạn cần chắc chắn rằng bạn có một tệp robots.txt trên trang web của bạn. Tệp này cho phép bạn chỉ định các chỉ thị cho các công cụ tìm kiếm về cách duyệt trang web của bạn. Trong tệp robots.txt, bạn có thể thêm một dòng sau để chỉ định vị trí của sơ đồ trang web:

User-agent: *

Disallow: /private/

Disallow: /restricted/

Disallow: /hidden-page.html

Sitemap: https://www.example.com/sitemap.xml

Bước 2. Tạo tệp XML cho sơ đồ trang web

Tạo một tệp XML chứa thông tin về cấu trúc của trang web và liên kết giữa các trang. Tệp XML này thường được gọi là sitemap.xml.

Ví dụ cấu trúc của một tệp sitemap.xml đơn giản:

<?xml version=”1.0″ encoding=”UTF-8″?>

<urlset xmlns=”http://www.sitemaps.org/schemas/sitemap/0.9″>

   <url>

      <loc>URL_của_trang_1</loc>

      <lastmod>2023-08-23</lastmod>

      <changefreq>weekly</changefreq>

      <priority>0.8</priority>

   </url>

   <url>

      <loc>URL_của_trang_2</loc>

      <lastmod>2023-08-22</lastmod>

      <changefreq>monthly</changefreq>

      <priority>0.6</priority>

   </url>

   

</urlset>

Nếu không quá rành về code, bạn có thể sử dụng Rank Math SEO để plugin hỗ trợ tạo tự động sitemap.

Bước 3. Tải tệp XML lên hosting

Bước này bạn sẽ không phải làm nếu như đã cài sẵn Rank Math SEO.

Bước 4. Khai báo sitemap với Google

Để khai báo sitemap với Google, bạn cần vào Google Search Console. Trên thanh công cụ bên trái bạn sẽ thấy “sơ đồ trang web”, nhấp vào khai báo sitemap theo URL như sau:

https://www.example.com/sitemap.xml

Khai báo sitemap.xml trên Google Search Console
Khai báo sitemap.xml trên Google Search Console

5.14 Tối ưu Internal Link

Tối ưu liên kết nội bộ (Internal Link) là phần quan trọng trong Technical SEO Onpage và cải thiện trải nghiệm người dùng.

Tối ưu Internal link trong Technical SEO
Tối ưu Internal link trong Technical SEO

Tối ưu Internal link cơ bản sẽ có tác dụng:

  • Tăng trải nghiệm người dùng: Liên kết nội bộ giúp người dùng dễ dàng điều hướng giữa các trang liên quan và tìm kiếm thông tin một cách hiệu quả hơn. Điều này cải thiện trải nghiệm của họ trên trang web của bạn và tạo ra ấn tượng tích cực.
  • Giúp công cụ tìm kiếm hiểu cấu trúc trang web: Liên kết nội bộ là một cách để chỉ ra cấu trúc của trang web cho các công cụ tìm kiếm. Nó giúp máy chủ tìm kiếm hiểu cách các trang liên kết với nhau và các mức độ quan trọng của chúng.
  • Tăng khả năng Index bởi các công cụ tìm kiếm: Liên kết nội bộ giúp các robots dễ dàng tìm thấy và Index hiệu quả hơn mỗi khi có trang mới. 
  • Tối ưu SEO On-page: Liên kết nội bộ cho phép bạn điều hướng lưu lượng truy cập từ các trang có uy tín cao hoặc tùy chọn chủ đề đến các trang có liên quan, giúp cải thiện SEO On-page và tăng khả năng thứ hạng website trên các kết quả tìm kiếm.
  • Phân phối Page Authority: Liên kết nội bộ giúp chia sẻ “Page Authority” (độ uy tín của trang) giữa các trang. Điều này giúp tăng cơ hội xếp hạng cao hơn cho các trang ít phổ biến hơn bằng cách chuyển độ uy tín từ các trang phổ biến hơn.
  • Tạo nội dung liên quan hơn: Bằng cách liên kết từ các trang chứa thông tin liên quan tới nhau, bạn giúp người dùng dễ dàng tiếp tục đọc và khám phá thêm nội dung có liên quan. Điều này giúp tăng thời gian lưu trú trên trang web và cải thiện chất lượng tương tác của người dùng.

5.15 Chuyển hướng 301

Chuyển hướng 301 (301 Redirect) là cách chuyển hướng URL cũ sang URL mới. Dưới đây là một số tầm quan trọng của chuyển hướng 301:

301 Redirect
301 Redirect
  • Bảo vệ kết quả tìm kiếm và liên kết đã có: Khi bạn thay đổi URL của một trang hoặc di chuyển nội dung từ một trang khác, chuyển hướng 301 cho phép bạn giữ lại giá trị của các liên kết và xếp hạng trang trong kết quả tìm kiếm. Các công cụ tìm kiếm sẽ hiểu rằng trang đã được chuyển đến một URL mới và tiếp tục truy cập nội dung mới.
  • Cải thiện trải nghiệm người dùng: Chuyển hướng 301 giúp người dùng không bị lạc hướng khi truy cập vào các URL cũ. Thay vì thấy thông báo lỗi 404 (Not Found), họ sẽ tự động được đưa tới nội dung mới hoặc trang tương đương.
  • Hướng dẫn robots tìm kiếm: Các công cụ tìm kiếm, như Google, sẽ thấy chuyển hướng 301 và cập nhật cơ sở dữ liệu của họ để liên kết giữa URL cũ và URL mới. Điều này giúp họ hiểu rằng bạn đã chuyển đổi trang một cách hợp lý.
  • Cập nhật cấu trúc trang web mà không mất giá trị SEO: Khi bạn cần thay đổi cấu trúc trang web, như tái tổ chức các thư mục hoặc thay đổi permalink, chuyển hướng 301 giúp bạn đảm bảo rằng giá trị SEO đã có với các URL cũ không bị mất đi.

5.16 Breadcrumb: Phần Technical SEO quan trọng

Breadcrumb có thể cung cấp cho các công cụ tìm kiếm thông tin về cấu trúc của trang web, giúp cải thiện Technical SEO bằng cách định vị và liên kết các trang có liên quan. Ngoài ra, breadcrumb giúp người dùng biết được họ đang ở đâu trên website và làm thế nào họ đã điều hướng tới trang hiện tại. Điều này đặc biệt hữu ích đối với các trang web lớn có nhiều cấp độ và danh mục, từ đó giúp cải thiện trải nghiệm người dùng và góp phần tối ưu Onpage tốt hơn.

Đánh giá 5 sao
[Tổng: 1 Trung Bình: 5]

Trả lời

DMCA.com Protection Status

@ThietKeWebCanTho247